GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ GIỮA MÙA SARS – COV – 19 HOÀNH HÀNH

Sự tác động của Covid-19 đến các doanh nghiệp sản xuất

Dịch cúm Corona đã và đang tác động nặng nề tới nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không tránh khỏi cơn sóng thần mang tên Covid -19 càn quét. Không trực tiếp thì gián tiếp, hầu hết các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp đều đang bị tác động tiêu cực. Không nói đến các ngành bị ảnh hưởng nặng nề như hàng không, du lịch,… bài viết này tôi sẽ đề cập đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với góc nhìn tổng quát để đánh giá họ đang phải đối diện với những khó khăn như thế nào.

Theo Tổng Cục Thống Kê, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, những mặt hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc là tư liệu sản xuất, trong đó có nguyên, nhiên, vật liệu . Do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19, hoạt động và kinh tế của Trung Quốc gần như bị tê liệt, khiến một số doanh nghiệp bị thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, buộc phải tìm nguồn cung từ các nước khác với giá thành cao hơn. Thêm vào đó, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa mất nhiều thời gian hơn do phải qua nhiều khâu kiểm soát dịch bệnh, cũng như nhiều nước hạn chế nhập khẩu do lượng tiêu thụ giảm mạnh. Nếu như dịch bệnh kéo dài 6 tháng, sẽ có hơn 60% doanh nghiệp được khảo sát bị giảm trên 50% doanh thu, gần 29% doanh nghiệp bị giảm 20-50% doanh thu, vậy điều gì xảy ra nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài?

Giải pháp tiết kiệm kinh phí cho các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn

Mặc dù chính phủ đã và đang đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng để vững vàng vượt qua thời kì khủng hoảng vẫn là bài toán khó mà mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm lời giải phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi “bao giờ dịch bệnh mới chấm dứt” cũng chưa có vacxin đặc trị cho dịch cúm nguy hiểm này, các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự và các chi phí ít quan trọng để cầm cự vượt qua đại dịch.

Một trong những biện pháp hữu hiệu và thiết thực gợi ý doanh nghiệp tận dụng nhân lực, tiết kiệm chi phí tối đa bằng cách lựa chọn các dòng sản phẩm DIY- DO IT YOURSELF . DIY là một thuật ngữ mô tả việc các doanh nghiệp, cá nhân tự xây dựng, sửa chữa hoặc tạo ra bất cứ thứ gì mà không cần phải thuê đơn vị thứ ba. DIY hiện đã và đang phát triển trên rất nhiều ngành nghề từ dân dụng tới công nghiệp, ngay cả ngành sơn công nghiệp – vốn đòi hỏi đội ngũ thi công phải dày dặn kinh nghiệm, kĩ thuật cao và trang bị máy móc hiện đại – cũng đẩy mạnh  các dòng sản phẩm DIY để hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Bởi DIY mang lại rất nhiều lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí: các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng nguồn nhân lực sẵn có để ứng dụng sản phẩm mà không cần tốn chi phí thuê đơn vị thứ ba.
  • Chủ động thời gian: Doanh nghiệp tự thu xếp để phù hợp với quy trình sản xuất của nhà máy và không gặp phải những rào cản “hạn chế đi lại” vào những dịp “giãn cách xã hội” như vừa qua
  • Phòng chống dịch bệnh Covid-19: đây là điều chắc hẳn các doanh nghiệp cần ưu tiên hàng đầu

Trong đó, với dòng sơn công nghiệp tự thi công như Epokrete của hãng sơn KRETOP, các doanh nghiệp đã có thể tự sửa chữa sàn nhà xưởng, tự thi công sơn kẻ vạch mà không cần phải thuê đơn vị nhà thầu cũng như không ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất của nhà máy. Những đặc điểm nổi bật của hệ thống sản phẩm Epokrete – DIY có thể kể đến như: Dễ thi công, thời gian khô nhanh mà vẫn giữ được các tính chất quan trọng cần có như bề mặt cứng, khả năng bám dính tốt …

Epokrete lines đã có khoảng thời gian gần 10 năm để chứng minh năng lực bằng rất nhiều công trình và đã tạo tiếng vang trong ngành ngay từ những ngày đầu ra mắt. Ở thời điểm virus SARS – CoV-2 hoành hành, Epokrete trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp sản xuất bởi ưu điểm nổi bật và phù hợp thời cuộc.

Xu hướng lựa chọn các dòng sản phẩm DIY đã và đang bắt đầu lan rộng nhờ tính hiệu quả của nó, còn doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng cho sự đổi mới này chưa?

Share

Share on facebook
Share on twitter
Share on email